Tây Nguyên – một xứ sở đầy nắng gió, mảnh đất trù phú dường như đã bị lãng quên và chìm vào giấc ngủ dài. Thế nhưng sở hữu quỹ đất bạc ngàn; việc đầu tư cơ sở hạ tầng được chú trọng, bất động sản Tây Nguyên giờ đây đã khoác “màu áo mới” khi trở thành điểm đến tiềm năng; được nhiều ông lớn “ngược nắng ngược gió” săn đón. Hôm nay, vùng đất màu mỡ ấy đã thực sự “thức giấc”; bắt nhịp với chu trình phát triển, trở thành “miếng bánh ngon” bổ sung vào “thực đơn” của nhiều chủ đầu tư.
Quỹ đất dồi dào, Tây Nguyên nằm trong “giỏ hàng” của nhiều ông lớn
Trước tình trạng quỹ đất ưu tiên lớn cho việc triển khai các cơ sở hạ tầng, giá đất tăng cao, sự quá tải của hạ tầng xã hội ngày một trở nên trầm trọng; những khu đất rộng, sạch, với tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao chính là sự lựa chọn lý tưởng cho giới đầu tư với các dự án từ 2ha đến 4ha.
Đứng thứ 3/6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với tổng diện tích 54000 km2; Tây Nguyên “ôm trọn” Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với quỹ đất trải dài vô tận. “Viên ngọc thô” tiềm năng này bổ sung nhiều sự lựa chọn mới; đa dạng hóa sản phẩm trong “giỏ hàng đầu tư” của nhiều ông chủ bất động sản.
Đầu tư hạ tầng – Bàn đạp cho bất động sản phố núi Tây Nguyên lên ngôi!
Cơ sở hạ tầng chính là một trong những bàn đạp vững chắc để bất động sản “phố núi” dần chiếm trọn ưu thế; khơi nguồn cho du lịch phát triển; trở thành cực tăng trưởng sáng giá trong cơ cấu kinh tế khu vực. Minh chứng cho điều đó; theo thống kê, tính từ giai đoạn năm 2015 – 2020, riêng Daklak đã đón được bình quân 4,22 triệu lượt khách ghé thăm.
Thêm vào đó, giai đoạn năm 2021 – 2025, nơi đây sẽ tiếp tục kêu gọi triển khai đầu tư đối với một số dự án giao thông liên kết bài bản, điển hình: Gia Lai – Daklak, Lâm Đồng – Phú Yên qua các dự án Cảng cạn Dak Lak, tuyến đường sắt Buôn Mê – Tuy Hòa; hay tuyến cao tốc Buôn Mê – Nha Trang cùng với số vốn đầu tư đạt ngưỡng 19.500 tỷ. Bất động sản Tây Nguyên còn “lột xác”; dần vươn mình thống lĩnh thị trường với định hướng triển khai 7 tuyến quốc lộ kết nối phố núi với các tuyến huyết mạch khác: Duyên hải miền Trung – Đông Nam Bộ, hành lang vận tải Đông Tây.