1. Sơ lược về vị trí địa lý và kinh tế Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba.
• Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai
• Phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà
• Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông
• Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên giới dài 193 km
Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk
Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước[41]. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích sản xuất cà phê lớn nhất cả nước
2. Đầu mối giao thông quốc gia quan trọng
• Giao thông đường bộ
14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước và Bình Dương...Song song với biên giới Campuchia có quốc lộ 14C. Quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với thành phố Phan Rang đi qua tỉnh Lâm Đồng có đoạn chung với quốc lộ 20. Quốc lộ 26 từ Đắk Lắk đi tỉnh Khánh Hòa, nối với Quốc lộ 1 tại phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa. Quốc lộ 29 nối thị xã Buôn Hồ với tỉnh Phú Yên tại cảng Vũng Rô. Đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột từ thị xã Ninh Hòa của Khánh Hòa đến điểm cuối tại huyện Cư Kuin của Đắk Lắk.
• Giao thông đường hàng không
Đắk Lắk có sân bay Buôn Mê Thuột Sân bay là 1 trong 3 sân bay của toàn vùng Tây Nguyên. Hiện là sân bay quân sự cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C. Được nâng cấp có khả năng đáp ứng 1 triệu khách/năm. Vị trí của sân bay nằm trên tuyến hàng không quan trọng nhất quốc gia nối giữa Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí của sân bay thuận lợi gắn kết về đường hàng không với các trung tâm du lịch lớn của quốc gia như Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Nam và ngược lại.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
• Giao thông liên quốc gia
Đắk Lắk nằm trên tuyến đường quan trọng kết nối Campuchia, Việt Nam, Lào. Là một phần quan trọng trong hành lang kinh tế Đông Tây.
3. Tiềm năng phát triển du lịch
Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo...
Dịch vụ cưỡi voi ở Đắk Lắk thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách nước ngoài
4. Các khu công nghiệp tại Đắk Lắk
• Khu CN Hòa Phú
Vị trí: Thuộc thôn 12, xã Hòa Phú, TP. Buôn Mê Thuột
Quy mô: 181 ha
• Cụm CN - Tiểu thủ CN TP. Buôn Mê Thuột
Vị trí : Tỉnh lộ 8 – phường Tân An – TP. Buôn Mê Thuột
Quy mô : 49 ha
• Cụm CN Buôn Hồ
Vị trí : Huyện Krông Búk – Đắk Lắk
Quy mô : 69 ha
• Cụm CN Ea Dar
Vị trí : Huyện Ea Kar – Đắk Lắk
Quy mô : 52 ha
• Cụm CN Tân An 1
Vị trí : Tỉnh Lộ 8 – P.tân An – TP. Buôn Mê Thuột
Quy mô : 50 ha
• Cụm CN Tân An 2
Vị trí : Tỉnh Lộ 8 – P.tân An – TP. Buôn Mê Thuột
Quy mô : 56,25 ha
• Cụm CN Ea H'leo
Vị trí : Huyện Ea H’leo – Tỉnh ĐăkLăk
Quy mô : 50 ha