Sau đại dịch Covid-19, bất động sản nghỉ dưỡng ‘lội ngược dòng’ ngoạn mục dưới sự phục hồi kinh tế và bùng nổ của ngành du lịch. Đây được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng sinh lời và đem lại nhiều giá trị hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
I. Giải đáp: Vì sao nên đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng?
-
Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?
Bất động sản nghỉ dưỡng (Resort Real Estate) là loại hình kết hợp giữa lưu trú và nghỉ dưỡng, thường được xây dựng tại các khu du lịch. Với biệt thự biển nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn condotel, minihotel, shophouse,... sau khi hoàn thành quá trình xây dựng sẽ được bán lại cho các chủ đầu tư.
Bất động sản nghỉ dưỡng được coi là sản phẩm nghỉ dưỡng tích hợp kinh doanh. Nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa hai hình thức:
- Tự kinh doanh: Nhà đầu tư sẽ tự quản lý vận hành kế hoạch kinh doanh của mình và sẽ được hưởng 100% lợi nhuận từ việc cho thuê bất động sản nghỉ dưỡng.
- Ủy thác cho thuê: Nhà đầu tư sẽ cho chủ đầu tư thuê lại để vận hành kinh doanh, sau đó chia nguồn lợi nhuận thu được theo thỏa thuận. Tỷ lệ chia lợi nhuận thường là 85:15 hoặc 80:20. Khi lựa chọn dự án của chủ đầu tư uy tín với cách vận hành chuyên nghiệp, nhà đầu tư sẽ không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian để tìm kiếm khách hàng hay lo lắng về khâu quản lý vận hành.
Homestay Lak Tented Camp ở Yang Tao, Huyện Lắk, Tỉnh Đắk Lắk (Ảnh: Internet)
II. 3 lý do nên đầu tư Bất động sản nghỉ dưỡng
-
Đầu tư an toàn với tốc độ tăng trưởng cao
Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là đất nước sở hữu nhiều địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng thiên nhiên hùng vĩ. Một số địa điểm nghỉ dưỡng nổi bật được nhiều du khách lựa chọn có thể kể đến như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết,... với những bãi biển xanh trải dài cực đẹp. Đây chính là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư đang mong muốn phát triển loại hình bất động sản nghỉ dưỡng.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, gần 80 triệu lượt khách nội địa và vươn lên top 3/10 nước có chỉ số tăng trưởng cao nhất. Đến năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đến gần 18 triệu lượt.
Tuy dịch bệnh trong những năm sau đó đã khiến lượng khách du lịch giảm sút đáng kể, nhưng số liệu tăng trưởng ấn tượng của ngành du lịch trong năm 2019 là sự báo hiệu cho đà phát triển mạnh mẽ của bất động sản nghỉ dưỡng.
Đông đảo du khách đến xem lễ hội đua voi Tây Nguyên (Ảnh: Internet)
Khi đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát, ngành du lịch phục hồi nhanh chóng, đồng thời mang trở lại những hoạt động đầu tư. Trong tháng 6/2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 236,000 lượt, tăng 36,8% so với tháng 5 và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm, đã có gần 60 dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam được cấp phép mới và đủ điều kiện kinh doanh, bán hàng tăng cao so với năm 2021.
-
Vận hành kinh doanh đơn giản và an nhàn
Sự phát triển của công nghệ 4.0 đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà đầu tư trong khâu quản lý mô hình kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp quản lý kế hoạch kinh doanh như Open Bravo, Fastwork, Jira Software,...
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn hình thức kinh doanh đang phổ biến tại Việt Nam là cho chủ đầu tư thuê lại. Sử dụng hình thức này, các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian và công sức do đã có chủ đầu tư đứng ra thực hiện tất cả các khâu trong vận hành kinh doanh, từ việc tìm kiếm khách hàng cho đến việc lo các chi phí bảo trì bất động sản nghỉ dưỡng.