GIÁ TRỊ TIỀM ẨN CỦA BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG NÚI

Sau khoảng 4 năm khuấy đảo thị trường, nguồn cung và giao dịch bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng biển có dấu hiệu chững lại do chính sách siết chặt quản lý của Nhà nước và sự bão hòa của loại hình sản phẩm đầu tư này.

Trước tình hình đó, một số chuyên gia dự báo thị trường nghỉ dưỡng sẽ "đổi chiều gió", ngược lên núi bởi những ưu điểm về khí hậu, địa hình và văn hóa phong phú.

Nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng ven biển chững lại

Từ năm 2018, các thành phố biển như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc đã có một cuộc khủng hoảng về pháp lý. Cụ thể, một số dự án được cấp phép nhanh so với quy định của Nhà nước, do đó sau khi thanh tra, kiểm tra thì việc cấp phép này đã hoãn lại. Một số đầu tư dự án mới đã cẩn thận hơn, trong đó, quá trình cấp phép đã được thực hiện cẩn trọng hơn.

Dự án Nha Trang Sao (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) bị bỏ hoang sau khi bị thu hồi

Bên cạnh đó, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường BĐS nghỉ dưỡng biển đã bước đến giai đoạn bão hòa, lợi nhuận thấp do giá đất tại các khu vực này đã đẩy lên "chạm ngưỡng". Do vậy, có thể nói, sự chuyển dịch nguồn tiền đầu tư từ "biển" lên "núi" là một bước đi khôn ngoan bởi những ưu thế để phát triển bất động sản tại các tỉnh miền núi cũng không hề kém so với các tỉnh ven biển.

Giá trị tiềm ẩn trong BĐS nghỉ dưỡng núi

Trên thế giới, núi chỉ chiếm 24% diện tích đất nhưng được phân bổ rải rác khắp các châu lục. Đây được coi là nguồn cảm hứng cho những người có lối sống hướng ngoại, ưa thích sự hoang sơ, dân dã. Bên cạnh đó, núi còn là "miếng mồi" béo bở cho các nhà đầu tư BĐS sinh lời hiệu quả bởi nhiều ưu thế không những về khí hậu ôn hòa mát mẻ, thiên nhiên trong lành, núi non trùng điệp mà còn là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc giàu bản sắc.

Tà Đùng - Tuyệt tác của núi rừng Tây Nguyên

Nhờ xu hướng mô hình bất động sản nghỉ dưỡng núi đang tăng nhiệt, nên quốc gia nào sở hữu những dãy núi tuyệt đẹp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh đặc biệt. Trong đó, Việt Nam là đất nước có núi chiếm tới 3/4 diện tích nên chắc chắn các tỉnh miền núi có khí hậu ôn hòa, sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn các "ông lớn" có tiềm lực tài chính mạnh.

Đánh giá về tiềm năng của bất động sản nghỉ dưỡng núi, ông Nguyễn Trần Nam - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam từng chia sẻ rằng: "Cùng với các khu nghỉ dưỡng ven biển, bất động sản nghỉ dưỡng ở vùng trung du, miền núi đang tạo sự đa dạng phong phú trong chuỗi sản phẩm trên thị trường. Khung cảnh thiên nhiên độc đáo và bản sắc dân tộc mang đến sự khác biệt cho du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng ở các tỉnh miền núi. Bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi vừa có lợi thế kép quảng bá du lịch địa phương, vừa là điểm đến hấp dẫn đối với khách lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng".

Phong cảnh Thác Krông Kmar (TT Krông Kmar, Krông Bông, Đắk Lắk)

Nằm cách thủ đô TP. Hồ Chí Minh khoảng 349.7km, Đắk Lắk được coi là Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam khi tích hợp nhiều yếu tố đắt giá cũng như sở hữu địa thế độc nhất vô nhị. Đây là vùng đất mang khí hậu ôn hòa nên có thể khai thác du lịch quanh năm. Ngoài "đặc sản" là các món ăn dân dã đậm đà bản sắc dân tốc, nơi đây còn thu hút du khách bốn phương nhờ văn hóa, cái nôi văn hóa của người Việt cổ, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Nùng, Tày, Thái, Dao với những giá trị truyền thống tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng. Chính vì vậy, Bất động sản nghỉ dưỡng Đắk Lắk khá phát triển, kết hợp với những yếu tố sinh thái, giải trí, vui chơi.

Lễ hội đua Voi: Nét văn hóa độc đáo của người Tây Nguyên

Chính vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi Đắk Lắk đang là đích đến của nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng với quy mô lớn. Theo thông tin, Đắk Lắk còn đang đón nhận sự quan tâm đầu tư của nhiều chủ đầu tư lớn đến với mảnh đất giàu tiềm năng Đắk Lắk. Nhiều ông lớn BĐS đã rậm rịch kế hoạch đầu tư vào Đắk Lắk trong đó không thể không kể đến ông "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ và tập đoàn Trung Nguyên Legend.

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.